Chứng nôn quá mức (ốm nghén nặng đến tận ngày sinh)

Buồn nôn quá mức là buồn nôn dữ dội và nôn trong suốt thai kỳ, tình trạng này ảnh hưởng lên 3% các bà mẹ tương lai.
NON QUA MUC
Chứng nôn quá mức (ốm nghén nặng đến tận ngày sinh)

Chứng nôn quá mức là gì?

Thai phụ bị chứng này thường nôn đến mức không thể giữ thức ăn và chất lỏng ở trong bụng, dẫn đến mất nước, giảm cân và các biến chứng khác có thể xảy ra. Đó là một hình thức ốm nghén cực kỳ nặng.

Nếu mắc chứng nôn quá mức, bạn có thể lo lắng về việc nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bé. Theo trường Cao đẳng Sản phụ và Sinh Học Hoa Kỳ, chứng buồn nôn quá mức thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại vì hầu hết thai phụ mắc tình trạng này đều sinh được một đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Mặc dù em bé của bạn có thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi chứng nôn quá mức, nhưng tình trạng này sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng cả về mặt thể chất và tinh thần (Nó thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm ở một số người). Vì vậy, càng sớm được kiểm tra, chẩn đoán thì bạn càng nhanh được điều trị và sẽ cảm thấy tốt hơn.

Các triệu chứng của chứng nôn quá mức:

  • Buồn nôn liên tục, không biến mất
  • Nôn mửa nhiều lần mỗi ngày
  • Giảm thèm ăn
  • Giảm cân
  • Mất nước (dấu hiệu bao gồm cảm giác khát, tiểu ít đi, nước tiểu sẫm màu, khô miệng hoặc môi nứt, cảm thấy mệt mỏi hoặc bối rối, hoặc cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng)

Làm sao để phân biệt giữa chứng buồn nôn quá mức và buồn nôn bình thường trong thai kỳ?

Sự khác biệt giữa chứng ốm nghén bình thường và chứng buồn nôn quá mức phụ thuộc vào tình trạng mất nước của bạn và liệu bạn có tăng mức cân nặng khỏe mạnh trong thai kỳ không. Nhìn chung:

  • Nếu bị ốm nghén, bạn sẽ không bị mất nước và vẫn sẽ tăng cân dù có nôn mửa. Nếu bị nôn mửa quá mức thì sẽ dẫn đến mất nước và giảm ít nhất 5% cân nặng trước khi mang thai.
  • Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán, vì vậy hãy cho họ biết nếu bạn đang nôn mửa, có dấu hiệu mất nước và giảm cân. Họ sẽ kiểm tra để loại trừ các vấn đề khác.
  • Bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm máu để xem có tình trạng mất cân bằng điện giải hay không, đồng thời kiểm tra xem bạn có đang không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hoặc mất nước hay không. Bạn có thể siêu âm để kiểm tra tình trạng bé.

Cách điều trị chứng buồn nôn quá mức?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn truyền dịch tĩnh mạch ngay vì bạn có nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng mà bạn có thể phải nằm viện vài ngày để tiếp tục truyền chất lỏng, vitamin và thuốc tiêm tĩnh mạch.

Nhiều thai phụ cảm thấy khỏe hơn sau khi được truyền nước và có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc chống buồn nôn. Ngay khi tình trạng ổn định, bạn sẽ có thể về nhà và uống thuốc.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị một chế độ ăn uống được thiết kế để giảm chứng buồn nôn. Thay đổi chế độ ăn uống và thuốc có thể cần thiết vì nhiều phụ nữ bị chứng nôn quá mức vẫn tiếp tục bị ốm nghén suốt thai kỳ, mặc dù không nghiêm trọng như trước.

Trong một số ít trường hợp, bạn cần phải tiếp tục sử dụng liệu pháp tiêm tĩnh mạch trong hoặc ngoài bệnh viện hoặc ở nhà.

Khi nào tôi cần liên lạc với bác sĩ để báo về chứng nôn quá mức của mình?

Gọi cho bác sĩ nếu:

  • Bạn không thể giữ bất cứ thứ gì (kể cả chất lỏng) trong 12 giờ.
  • Nước tiểu của bạn có màu sậm và mùi mạnh.
  • Bạn đã không thể đi tiểu nhiều trong 4 đến 6 giờ qua.
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu
  • Bạn đang nôn ra máu
  • Bạn bị sốt.
  • Bạn bị đau bụng.

Nếu bạn mới mang thai và chưa theo một bác sĩ sản phụ khoa nào, hãy gọi cho bác sĩ thường thăm khám cho mình để được giới thiệu một bác sĩ sản phụ khoa, hoặc đến ngay phòng cấp cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *