Câu hỏi: – Thưa bác sĩ, đi máy bay trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Đi máy bay trong khi đang mang thai có an toàn không?
Bác sĩ trả lời:
– Có, ngoại trừ gần cuối thai kỳ hoặc bạn có biến chứng thai kỳ. Trong mọi trường hợp bạn nên thảo luận các kế hoạch đi du lịch với bác sĩ trước khi đặt vé máy bay.
Có một số trường hợp chắc chắn không an toàn khi bay:
- Có dấu hiệu sẩy thai, như chuột rút, đau, hoặc chảy máu
- Có chứng thiếu máu cổ tử cung
- Bị tền sản giật
- Đang được theo dõi tình trạng chuyển dạ sớm
- Bị vỡ ối sớm (PROM), có nghĩa là bạn đang bị rò rỉ nước ối hoặc nước ối đã bị vỡ nhưng vẫn chưa hết.
Bác sĩ cũng không cho phép bạn bay nếu:
- Đang mang cặp song sinh hoặc thai trên 28 tuần
- Thai nhi có tình trạng giới hạn tăng trưởng trong tử cung
- Có tiền sử sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung
- Bị nhau tiền đạo hoặc bất thường ở nhau thai
- Có bất kỳ bệnh mạn tính nào không được kiểm soát tốt như tiểu đường hoặc huyết áp cao.
- Có tiền sử máu tụ – nói chuyện bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ chuyến đi dài nào nếu bạn thuộc nhóm này.
- Cuối cùng, tốt nhất là không bay trong tháng cuối thai kỳ, khi khả năng chuyển dạ rất lớn.
Nếu bạn dự định bay trong tam cá nguyệt thứ ba, hãy kiểm tra với hãng hàng không trước khi đặt vé để xem có cần cung cấp tài liệu gì từ bác sĩ để được phép bay hay không.
Nếu bạn đi du lịch ở nơi không quen, hãy nhờ bác sĩ giúp bạn tìm một bác sĩ khác tại điểm đến, đề phòng trường hợp cần được chăm sóc y tế. Mang theo danh sách các số liên lạc khẩn cấp nếu bạn đang ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Miễn là bạn khỏe mạnh và không có vấn đề về sản khoa, bạn và bé sẽ không gặp vấn đề gì trong khoang máy bay chịu áp lực của máy bay. Và bạn cũng không cần lo lắng về máy quét tại cửa an ninh sân bay. Mức tiếp xúc bức xạ này quá thấp, không đủ để gây tổn hại cho bạn và bé đang phát triển.
Dưới đây là một số điều trong chuyến bay bạn có thể làm để giúp mình an toàn và thoải mái hơn:
- Để có thể di chuyển dễ dàng hơn hãy chọn chỗ ngồi ở hàng ghế giữa
- Để có nhiều chỗ để chân hãy chọn chỗ ngồi ở gần vách ngăn hoặc trả tiền thêm để có chỗ thoải mái hơn. Dịch chuyển chân càng nhiều càng tốt để giảm sưng phù
- Chọn chỗ ngồi ở lối đi để có thể dễ dàng đi lên phòng tắm hoặc đi lại. Bạn nên đi lại ít nhất một giờ một lần vì thai phụ ngồi lâu có thể tăng nguy có bị tụ huyết
- Mặc quần tất có thể giúp tránh tình trạng tụ máu vì giúp máu lưu thông ở chân
- Thắt dây an toàn dưới bụng và hông dưới bất cứ khi nào bạn ngồi
- Uống nhiều chất lỏng (đặc biệt là nước) để tránh tác động khử nước của không khí khô trong khoang máy bay
- Đi vệ sinh thường xuyên đặc biệt là gần cuối chuyến bay. Bạn sẽ không muốn ngồi chờ với một bàng quang căng cứng trong thời gian hạ cánh và khi taxi đã đến đón.
- Tránh các loại thực phẩm và thức uống có gas (trước khi cất cánh). Các khí bị kẹt tích tụ từ những thực phẩm như cải bắp, đậu, và đồ uống có ga sẽ mở rộng ở độ cao cao hơn, khiến bạn có chuyến đi khó chịu hơn
- Nếu dễ bị buồn nôn, hãy hỏi bác sĩ xem có thể dùng thuốc chống nôn không.