Thai nhi 36 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 36 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Thai nhi vẫn đang trong quá trình tăng cân – với tốc độ khoảng 28g mỗi ngày. Bây giờ em bé nặng gần 3kg và dài hơn 47 cm (khoảng bằng chiều dài của cây xà-lách romaine). Em bé đang dần lột bỏ phần lông bao phủ khắp cơ thể, cũng như lớp bã nhờn thai nhi, chất sáp bao phủ và bảo vệ da bé trong nước ối ấm áp suốt chín tháng. Thai nhi nuốt phải các chất này, cùng với các chất tiết khác, kết quả là một hỗn hợp hơn đen được gọi là phân xu sẽ là thành phần chính trong chất thải ở những lần đại tiện đầu tiên khi chào đời.

Vào cuối tuần này, thai nhi sẽ bước vào giai đoạn được gọi là “giai đoạn sớm”. (Toàn thai kỳ là 39-40 tuần. Trẻ sơ sinh trước 37 tuần là sinh non, 41 tuần là muộn, và những người sinh sau tuần 42 là sinh muộn). Hầu như vào thời điểm này con bạn đã xoay đầu xuống ( ngôi thuận), nếu không bác sĩ sẽ gợi ý lên kế hoạch để thực hiện phương pháp xoay chuyển ngôi thai (ECV). Bác sĩ sẽ tạo áp lực lên bụng để cố gắng xoay bé về tư thế ngôi thuận- đầu xoay xuống dưới.

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như nào?

Vào thời điểm này con bạn đang chiếm rất nhiều diện tích trong bụng, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi ăn một bữa với kích cỡ khẩu phần ăn như bình thường. Các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn sẽ dễ dàng hơn trong khoảng thời gian này. Mặt khác, bạn có thể ít ợ hơi hơn và thở dễ dàng hơn khi bé bắt đầu tụt xuống phía dưới xương chậu. Quá trình này được gọi là sa bụng – thường xảy ra vài tuần trước khi sinh nếu đây là con đầu. (Nếu đã sinh con trước đó, tình trạng này có thể sẽ không xảy ra khi quá trình chuyển dạ bắt đầu). Nếu bé tụt xuống, bạn có thể sẽ cảm thấy tăng áp lực ở bụng dưới, khiến muốn đi tiểu nhiều hơn. Nếu em bé tụt xuống rất thấp, bạn có thể cảm thấy áp lực vào âm đạo cũng như cảm giác không thoải mái. Một số phụ nữ nói rằng nó cảm thấy như thể họ đang mang một quả bóng bowling giữa hai chân mình!

Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy các cơn co Braxton Hicks thường xuyên hơn. Hãy chắc chắn kiểm tra lại các dấu hiệu chuyển dạ với bác sĩ và xem khi nào họ muốn bạn gọi cho họ. Theo nguyên tắc chung nếu bạn có thai đủ ngày, thì thai kỳ của bạn sẽ không có biến chứng và nước ối sẽ không bị vỡ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn đợi đến khi xuất hiện các cơn co kéo dài một phút, cứ 5 phút một lần trong một giờ. Tất nhiên, bạn sẽ muốn gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy thai nhi giảm hoạt động hoặc nghĩ rằng đang bị rò rỉ nước ối, hoặc nếu bị chảy máu âm đạo, sốt, đau đầu nghiêm trọng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục, hoặc thay đổi thị lực.

Ngay cả khi bạn đang có một thai kỳ không biến chứng, thì tốt nhất bạn cũng nên tránh bay (hoặc đi xa nhà) trong tháng cuối cùng vì bạn có thể sinh vào bất kỳ lúc nào. Trên thực tế, một số hãng hàng không sẽ không cho phép phụ nữ lên máy bay trước sinh khoảng 30 ngày.

Tìm hiểu về: Các giai đoạn chuyển dạ

Đối với những bà mẹ lần đầu sinh, thời gian sinh trung bình khoảng 15 giờ, mặc dù nó không hiếm ca kéo dài hơn 20 giờ. (Đối với những phụ nữ đã đẻ thường, trung bình mất khoảng 8 giờ). Chuyển dạ và sinh được chia thành 3 giai đoạn chính. Dưới đây là những điểm nổi bật về các quá trình sinh con:

Giai đoạn đầu: giai đoạn đầu bắt đầu khi bạn có các cơn co thắt dần dần làm giãn và mở rộng cổ tử cung, và sẽ kết thúc khi cổ tử cung mở rộng hoàn toàn. Giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn: chuyển dạ sớm và chuyển dạ tích cực.

Có thể rất khó khăn để xác định chính xác thời điểm bắt đầu quá trình chuyển dạ sớm. Vì các cơn co thắt chuyển dạ sớm đôi khi rất khó phân biệt với các cơn co sinh lý Braxton Hicks mà bạn có thể cảm thấy trong một khoảng thời gian.

Trừ khi có những biến chứng hoặc bác sĩ của bạn đã khuyên điều gì khác thì tốt hơn là nên dành phần lớn thời gian chuyển dạ sớm tại nhà. (tuy nhiên phải chắc chắn kiểm tra với bác sĩ).

Quá trình chuyển dạ sớm sẽ kết thúc khi cổ tử cung của bạn mở khoảng 4cm và quá trình sẽ tăng tốc hơn. Vào thời điểm này, bạn sẽ bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực. Các cơn co tử cung bắt đầu thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh hơn.

Phần cuối cùng của giai đoạn chuyển dạ tích cực – khi cổ tử cung giãn mở từ 8 đến 10 cm – được gọi là giai đoạn chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn hai của chuyển dạ. Đây là phần căng thẳng nhất của giai đoạn đầu tiên, với các cơn co thắt thường rất mạnh, xuất hiện khoảng từ 2 phút rưỡi đến 3 phút một lần và kéo dài một phút trở lên.

Giai đoạn hai: khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, giai đoạn chuyển dạ 2 bắt đầu: thai tụt xuống cuối cùng và sinh con. Đây là giai đoạn “đẩy, rặn” của chuyển dạ, nó có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. (Có thể sẽ nhanh hơn nếu trước đó bạn đã sinh thường).

Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy xuống sau mỗi lần rặn cho đến khi “nở hoa” – thuật ngữ dùng để mô tả thời điểm khi có thể nhìn thấy đầu bé. Sau khi đầu bé thập thò, chỏm ra nhiều hơn thì hộ sinh làm thao tác để sổ mũi và miệng rồi cả mặt, kiểm tra xem có rau quấn cổ không. Sau đó để đầu thai tự quay sang thế chấm ngang, trái hoặc phải, đồng thời xoay vai bên trong để đưa vào tư thế chuẩn bị sổ ra. Với cơn co tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để đẩy vai ra ngoài và sau đó là phần còn lại.

Bạn có thể cảm nhận được một loạt những cảm xúc dồn dập: phấn khởi, sợ hãi, tự hào, nghi ngờ, phấn khích và, tất nhiên, mọi thứ đã kết thúc. Mệt mỏi vô cùng nhưng lúc này bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và không hề có ý nghĩ sẽ ngủ một giấc.

Giai đoạn 3: giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu ngay lập tức sau khi sinh con và kết thúc bằng việc đưa nhau thai ra. Các cơn co ở giai đoạn 3 này tương đối nhẹ.

Hành động: Quyết định cách bạn sẽ thông báo về việc sinh con

Bạn sẽ gọi điện thoại, nhắn tin, tweet, e-mail hoặc cập nhật tình trạng khi con bạn được sinh ra. (Hoặc thực hiện một vài hoặc tất cả những điều này?) Bạn nên xác định trước cách sẽ thông báo về việc sinh con trước khi nó xảy ra. Nếu muốn có một thông báo chính thức hơn, bạn có thể làm một thông báo về việc sinh nở của mình trên mạng hoặc gửi giấy thông báo. Nếu bạn muốn bạn đời hoặc bạn bè của bạn thông báo cho bạn bè và người thân cho bạn, hãy liệt kê tất cả những người bạn muốn thông báo – bằng số điện thoại hoặc địa chỉ e-mail của họ. Nên bao gồm ít nhất một người đồng nghiệp trong danh sách này để họ có thể lan tin ở cơ quan, công ty bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *