Tôi đang mang thai: Tôi phải làm gì bây giờ?

Xin chúc mừng – bạn đang mang thai! Trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi bạn không nhảy múa trên không hay hoàn toàn bay bổng, bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì tiếp theo. Đây là những điều quan trọng nhất cần làm khi bạn chờ đợi gặp em bé.
Tôi đang mang thai: Tôi phải làm gì bây giờ?
Tôi đang mang thai: Tôi phải làm gì bây giờ?

Bắt đầu với những điều cơ bản về thai kỳ

  • Tính ngày dự sinh. Không cần phải dùng bút và giấy – chỉ cần sử dụng máy tính tính ngày dự sinh tiện dụng. Nó không chỉ cho bạn biết ngày mà bạn sẽ mong đợi trong suốt thai kỳ, mà nó còn mang lại cho bạn một lịch cá nhân cho biết khi nào bạn sẽ nghe thấy nhịp tim của bé, biết được giới tính của bé, và nhiều điều hơn nữa.
  • Chọn bác sĩ. Bạn sẽ gặp nhiều bác sỹ sản khoa, bác sĩ gia đình trong những tháng tới, vì vậy điều quan trọng là tìm một người phù hợp. Một khi bạn đã quyết định, hãy giúp việc mang thai có một khởi đầu tốt đẹp bằng cách lên kế hoạch cho cuộc hẹn khám thai đầu tiên. (Các bác sĩ lên lịch thăm khám khi bạn mang thai ít nhất 8 tuần.)
  • Quyết định thời điểm thông báo về việc mang thai của bạn. Một số bà bầu đợi đến sau tam cá nguyệt thứ nhất, khi nguy cơ sảy thai giảm, trong khi những người khác thông báo ngay. Một số người không nói ngay với đồng nghiệp hoặc ông chủ của họ để tránh bị đối xử khác biệt trong công việc, trong khi những người khác muốn đồng nghiệp của họ hiểu được tại sao trông họ hơi xanh xao. Bạn cũng nên cân nhắc cách thông báo tin tức – trực tiếp, qua điện thoại, qua tin nhắn, bằng hình ảnh hoặc video (hoặc lấy cảm hứng sáng tạo từ các bậc cha mẹ khác). Tất nhiên, đây nên là một quyết định chung – bạn không sẽ không muốn lựa chọn giữ bí mật để rồi phát hiện ra rằng chồng bạn đã thông báo tin tức cho 400 bạn bè trên Facebook.

thong bao

Lập kế hoạch trước khi bạn có con

  • Tìm hiểu xem những gì sẽ xảy ra trong suốt thời gian mang thai. Danh sách bạn đang đọc lúc này giúp bạn cảm nhận về những gì xảy ra trong những tháng đầu mang thai, nhưng bạn nên mong đợi điều gì khác? Hãy tìm hiểu về những tháng tiếp theo với tổng quan về việc mang thai ngắn gọn của chúng tôi.
  • Tìm hiểu tình hình tài chính của bạn. Tụi nhỏ là vô giá nhưng chúng cũng rất tốn kém. Hãy sử dụng máy tính để tính toán chi phí cho trẻ, để cảm nhận về sự tốn kém mà con bạn sẽ mang lại trong năm đầu tiên. Sau đó làm những gì bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng.
  • Lên danh sách những việc cần làm khi mang thai. Bạn là một người có khả năng lập kế hoạch? Bạn có muốn chi tiết? Hãy xem danh sách những việc cần làm để tìm hiểu về những vấn đề quan trọng trước khi sinh con – từ khi thụ thai đến khi sinh.
  • Suy nghĩ về việc đặt tên cho bé. Tìm được tên hoàn hảo cho bé là một trong những phần thú vị nhất của quá trình mang thai – mặc dù nó có thể hơi quá mức một chút. Bạn không cần phải chọn tên sớm (một số người thậm chí còn đợi đến khi đứa trẻ chào đời), nhưng sẽ rất thú vị khi bắt đầu một danh sách các khả năng. Đọc về cách chọn tên và những cạm bẫy để tránh, và sau đó xem qua các danh sách tạo cảm hứng đặt tên cho bé của chúng tôi và tìm kiếm tên trong Baby Names Finder của chúng tôi.

dat ten

Chăm sóc cơ thể bạn và bé

  • Chú ý đến sức khoẻ của bạn. Một lối sống lành mạnh luôn là điều quan trọng – nhưng khi bạn sống với hai người, điều đó quan trọng hơn nhiều. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang có đủ axit folic, bắt đầu dùng vitamin dành cho bà bầu (bác sĩ của bạn có thể giới thiệu cho bạn), ăn một chế độ ăn lành mạnh cho bà bầu, xem xét thói quen tập thể dục cho bà bầu, và cố gắng ngủ nhiều.
  • Tránh những điều không được chấp nhận. Bạn không cần phải sống trong một bong bóng vô trùng, nhưng một số điều là nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Chúng bao gồm một số thực phẩm nhất định, rượu, khói thuốc lá, quá nhiều caffein, một số loại thuốc, các loại ma túy như cần sa, và các chất độc khác, cũng như các hoạt động và hành vi nhất định. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu thêm về những gì bạn có thể cần tránh xa.
  • Hãy chuẩn bị cho các triệu chứng mang thai sớm. Không phải mọi triệu chứng mang thai sẽ xảy ra đối với mọi bà bầu, nhưng việc giáo dục bản thân trước có thể giúp bạn không bị mù thông tin. Bạn có thể bị buồn nôn và nôn mửa, mệt mỏi, thèm những thức ăn lạ, đau ngực, và thường xuyên đi toilet. Đây chỉ là những phàn nàn phổ biến. Một loạt các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra.
  • Chuẩn bị cho các thay đổi của cơ thể. Bạn có lẽ đã mong đợi bụng to ra một cách tuyệt vời và khuôn ngực quyến rũ, nhưng có những thay đổi về cơ thể khác cũng có thể xảy ra mà bạn không biết. Hãy cẩn thận về những điều như tóc dày hơn, da sẫm màu, mụn trứng cá – và về cuối thai kỳ, mắt cá sưng, rạn da, giãn tĩnh mạch. Bạn có thể nhận thấy các thay đổi cơ thể và sắc đẹp khác. Việc mang thai ảnh hưởng đến mọi phụ nữ theo cách khác nhau, nhưng việc biết những gì có thể xảy ra sẽ giúp bạn đối phó với các thay đổi của cơ thể.

rạn da

  • Theo dõi sự phát triển của em bé. Con của bạn đang phát triển và thay đổi rất nhanh chóng. Việc theo dõi sự phát triển của em bé mỗi tuần có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn khi đối mặt với những triệu chứng mang thai không hề dễ chịu.
  • Tham gia Câu lạc bộ Bà bầu. Rất nhiều bà bầu khác có tháng dự sinh trùng với bạn và trải qua những điều giống bạn vào cùng thời điểm với bạn. Hãy tìm những người này trong Câu lạc bộ Bà bầu Trực tuyến của bạn, nơi bạn có thể nhận được lời khuyên và hỗ trợ về tất cả các chủ đề mang thai.
  • Đọc sách về mang thai. Không gì có thể đánh bại được cảm giác cuộn tròn với một quyển sách và một cây bút đánh dấu.

Làm gì tiếp theo?

  • Tính toán cân nặng khi mang thai. Tìm hiểu khi nào bạn sẽ hoàn tất tam cá nguyệt kế tiếp. Xem một đoạn video hoạt hình thú vị về em bé trong tử cung. Xem video về sự thay đổi của cơ thể bạn trong thời kỳ mang thai. Tìm hiểu những hoạt động bạn nên tránh trong thời kỳ mang thai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *