Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngưng thở khi ngủ (Apnea)

Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi tiếng ngáy to và hơi thở ngắn, vô tình ngừng lại trong khi ngủ. Apnea trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là “muốn thở”.
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngưng thở khi ngủ (Apnea)
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngưng thở khi ngủ (Apnea)

Tại sao tình trạng này xảy ra?

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể ngưng thở một thời gian ngắn, sau đó thức dậy với tiếng thở hổn hển hay khịt mũi hàng trăm lần mỗi đêm hoặc nhiều hơn. Những người bị ngưng thở khi ngủ, buổi sáng thức dậy thường không nhớ những lần bị như vậy mặc dù họ có thể tự hỏi mình lý do tại sao cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.

Béo phì là một yếu tố gây ra nguy cơ chính của chứng bệnh ngưng thở khi ngủ và một số chuyên gia tin rằng thai nghén cũng làm cho tình trạng này tồi tệ hơn, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn bắt đầu mang thai càng to béo, nặng nề bao nhiêu thì cân nặng khi mang thai càng nhiều hơn bấy nhiêu và càng có nguy cơ gặp khó khăn khi thở vào ban đêm hơn vì có nhiều mô ở cổ và cổ họng.

Các yếu tố khác khiến bạn có nhiều khả năng ngáy trong khi mang thai như các đường thở ở mũi bị sưng lên, cũng có thể đẩy bạn vào nguy cơ cao hơn bị ngưng thở khi ngủ. Mức độ estrogen cao hơn trong thai kỳ góp phần làm sưng các niêm mạc mũi và thậm chí còn khiến bạn tiết nhiều dịch nhầy mũi nhiều hơn.

Ngoài ra, lượng máu trong cơ thể tăng lên cùng với việc các mạch máu giãn nở trong thai kỳ, tất cả những điều này cũng có thể làm sưng các lớp màng mũi.

Bạn có thể làm gì để cải thiện?

Nếu bạn đời nhận thấy bạn đang ngáy nhiều và khụt khịt tuần hoàn, theo chu kỳ hoặc thở hổn hển trong khi ngủ, thì cần nói với bác sĩ ngay để được kiểm tra và đánh giá xem có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không?

Khi bạn ngưng thở tuần hoàn theo chu kỳ, lượng oxy trong máu sẽ giảm tạm thời. Nếu không được điều trị, chứng bệnh này sẽ làm tổn hại sức khoẻ của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy nó còn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé.
Ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến chứng cao huyết áp và các rối loạn tim mạch khác. Và cảm giác mệt mỏi trong ngày sẽ làm tăng nguy cơ buồn ngủ, ngủ gật khi làm việc, lái xe hoặc trong khi chăm sóc con.

Nếu được chẩn đoán bị ngưng thở khi ngủ, bạn có thể được cung cấp một thiết bị bảo vệ miệng đặc biệt để đeo vào khi ngủ nhằm giữ đường thở luôn mở. Nếu tình trạng ngưng thở nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo mặt nạ được kết nối với một máy cung cấp không khí liên tục, đều đặn trong khi ngủ. Thiết bị mặt nạ này sẽ giúp bạn duy trì nhịp thở bình thường. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên trước cảm giác khỏe mạnh, thoải mái vào ngày hôm sau khi sử dụng thiết bị này vào ban đêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *